Hệ thống điện tử Tàu_khu_trục_lớp_Murasame

Bên trong phòng chỉ huy tác chiến (CIC) của tàu JS Inazuma (DD-105), ISEAD2018, Ấn Độ Dương, ngày 29 tháng 9 năm 2018.Phòng điều khiển của tàu JDS Inazuma (DD-105).Hệ thống radar bố trí trên cột buồm tàu JDS Ariake (DD-109)

C4I

Phòng chỉ huy chiến đấu (CIC), trung tâm chỉ huy của tàu, được lắp đặt trên boong thứ hai, và thiết bị xử lý thông tin chiến thuật cốt lõi của tàu là hệ thống định hướng chiến đấu OYQ-9B CSD. Hệ thống định hướng chiến đấu OYQ-9B được trang bị hệ thống máy tính điều khiển AN/UYK-43, AN/UYK-44 và máy trạm AN/UYQ-21. Các máy tính trung tâm với tốc độ xử lý dữ liệu khoảng 10 Mbit/giây sẽ tự động tính toán, đánh giá dữ liệu về mục tiêu và phân bố đến các hệ thống vũ khí. Một hệ thống hiển thị với 2 màn hình LCD tương tự như ADS Mk-2 của hệ thống Aegis cũng được lắp đặt, hệ thống này cung cấp hiển thị các hình ảnh phức tạp khác nhau về môi trường chiến thuật. Hệ thống OYQ-9B cho phép tàu khu trục Murasame đối phó hiệu quả với các mục tiêu, đặc biệt là các mục tiêu dưới nước.

Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống kiểm soát tác chiến chống ngầm OYQ-103 ASWCS, cho phép kết nối kỹ thuật số với mọi hệ thống vũ khí. Nó được trang bị link 11 và link 14 làm liên kết dữ liệu, và hệ thống liên kết dữ liệu ORQ-1 TAC để kết nối với thiết bị xử lý thông tin chiến thuật trực thăng (HCDS) của trực thăng săn ngầm SH-60J/K. ORQ-1 được thay bằng loại ORQ-1B hiện đại hơn trên JS Harusame và các tàu trở về sau của lớp.

Đối với liên lạc vệ tinh, tàu đươc trang bị hệ thống liên lạc vệ tinh NORA-1C (hoạt động trên băng tần X) dùng để kết nối với vệ tinh SUPERBIRD B2 và NORQ-1 (hoạt động trên băng tần Ku).

Tác chiến phòng không

Về hệ thống điều khiển hỏa lực (FCS), tàu được trang bị FCS-2-2x cho pháo hạm Mk-75 OTO Melara 76mm/62 (GFCS) và FCS-2-12 dùng để đẫn bắn tên lửa hải đối không RIM-162 ESSM (MFCS). Ban đầu, các tàu lớp Murasame dự định được trang bị FCS-3, đây là hệ thống điều khiển thế hệ mới FCS-3 có thể dẫn bắn nhiều loại tên lửa khác nhau, nhưng điều này không thể thể thực hiện do chương trình phát triển FCS-3 bị trì hoãn. Hiện nay, các hệ thống điều khiển hỏa lực cũ đã được thay thế bằng hai bộ radar điều khiển hỏa lực FCS-2-31 do Nhật tự sản xuất, FCS-2-31 cho phép đối phó với hai mục tiêu cùng một lúc.

Về radar giám sát phòng không, Murasame được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) OPS-24B do Nhật tự thiết kế. Radar OPS-24B được lắp trên một bệ ở phần trước cột tàu. Đây là một radar giám sát trên không 3 tọa độ, hoạt động ở băng tần L với phạm vi tìm kiếm mục tiêu trên không khoảng 200 km, 50 km với các mục tiêu tên lửa chống hạm. Radar này có khả năng phát hiện 50-60 mục tiêu cùng lúc. 

Tác chiến mặt nước

Về tác chiến mặt nước, tàu được trang bị radar định vị nhận dạng và theo dõi mục tiêu mặt nước OPS-28-D và radar chuyển hướng, dẫn đường OPS-20. Radar OPS-28-D được đánh giá tương đương với radar AN/Mk-32 do Mỹ sản xuất, OPS-28-D hoạt động trên băng tần C và có khả năng phát hiện mục tiêu tầm xa hiệu quả, OPS-28-D không chỉ được sử dụng để phát hiện mục tiêu mặt nước mà còn dùng để phát hiện tên lửa hành trình tầm thấp.

Tác chiến chống ngầm

Hệ thống kiểm soát tác chiến chống ngầm OYQ-103 ASWCS được đánh giá tương đương với hệ thống AN/SQQ-89 ASWCS do Mỹ sản xuất. Hệ thống kiểm soát tác chiến chống ngầm OYQ-103 ASWCS bao gồm sonar kiểu mảng kéo OQR-2 TASS và sonar kết hợp chủ/bị động phát hiện và xác định vị trí tàu ngầm OQS-5. OQS-5 là loại sonar hoạt động trên tần số thấp. Anten của OQS-5 được được gắn cố định trong quả cầu hình giọt nước ở mũi tàu, anten được tách rời khỏi các khoang trên tàu bằng bộ phận cách âm, giảm tối thiểu nhiễu thủy âm khi sonar hoạt động. Hệ thống QYQ-103 được thay thế bằng QYQ-103B trên tàu JS Kirisame (DD-106) và QYQ-103C trên tàu JS Ikazuchi (DD-108).[4][5]

Ngoài ra, tàu còn có hệ thống nhử mồi ngư lôi kiểu mảng kéo AN/SLQ-25 Nixie do Công ty Argon ST Fairfax, Virginia, sản xuất. AN/SLQ-25 Nixie bao gồm một số mồi bẫy được kéo bằng dây phía sau tàu. Những mồi bẫy này sẽ có khả năng mô phỏng tiếng động phát ra đúng với tần số của các thiết bị trong tàu như động cơ, buồng máy với cường độ lớn hơn để lôi kéo các loại ngư lôi sử dụng đầu dò sonar thụ động về phía nó thay vì lao về phía tàu chiến.

Tác chiến điện tử

Phương thức "bảo vệ mềm" (soft-kill) của Murasame bao gồm hệ thống chiến tranh điện tử NOLQ-3-2 ESM/ECM (có tính năng tương đương với loại AN/SLQ-32 của Mỹ) và hệ thống mồi bẫy Mk-137 SRBOC. Hệ thống chiến tranh điện tử NOLQ-3-2 ESM/ECM dùng để dò tìm tín hiệu vô tuyến phát từ radar tàu và tên lửa đối phương, đồng thời phát tín hiệu gây nhiễu làm nhiễu đầu dò radar của tên lửa chống hạm, khiến chúng bám theo các mục tiêu ảo hoặc giảm tầm hiệu quả của đầu dò, cho phép tàu tránh được tên lửa. Hệ thống Mk-137 SRBOC thường kết hợp với hệ thống chiến tranh điện tử NOLQ-3-2 ESM/ECM. Cơ chế hoạt động của nó là phóng ra các rocket thả lá nhôm, tạo ra mục tiêu giả, gây nhầm lẫn cho đầu dò của tên lửa đang hướng đến.[4]